Nhà không chỉ là nơi để ở, để che nắng che mưa mà là nơi để thả hồn thư giãn sau mỗi giờ làm việc. Nhà là nơi gia đình quấn quýt, trao yêu thương, nơi tụ họp bạn bè gắn kết tình cảm. Diamond Design Việt Nam luôn đặt chữ tín lên đầu, tận tâm và sáng tạo cho ra những sản phẩm hài lòng khách hàng, đảm bảo tiến độ, nhanh mà chất. Mỗi công trình hoàn thiện là một niềm vui, Chị chủ nhà muốn dọn về sớm hơn dự kiến ban đầu, đội ngũ thi công gấp rút hoàn công. Chị chủ ưng ý đón Tết hoan hỷ. Diamond Design Việt Nam mang nét đẹp và chất lượng đến từng ngôi nhà.
Phong cách luxury sẽ mang lại sự mới lạ, cùng độ sang trọng hoàn hảo nhất cho không gian gia đình bạn. Phong cách thiết kế luxury là sự phát triển vượt bậc của phong cách cổ điển, chúng mang màu sắc đặc trưng hoàn toàn riêng biệt. Trong phong cách thiết kế nội thất luxury, tất cả các đồ nội thất đều được chọn lựa từ những thứ cao cấp nhất. Không phô trương, hào nhoáng quá mức ở bề ngoài, mà vẻ đẹp của phong cách luxury còn được thể hiện ở những giá trị cốt lõi bên trong. Phong cách thiết kế nội thất Luxury ra đời từ thời kỳ Phục Hưng vào cuối thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, các bậc thầy nghệ thuật tạo dựng đã sáng tạo ra những công trình xa hoa với các chi tiết, đường nét được thiết kế một cách cầu kỳ tinh tế. Đây chính là nền móng đầu tiên của phong cách Luxury trên thế giới. Những đặc điểm nổi bật của nội thất luxury Tính cá nhân hóa trong từng tác phẩm Đây được xem là ưu điểm hàng đầu của phong cách thiết kế này. Những ý tưởng từ trong bản phác thảo sẽ được thể hiện đầy đủ trong không gian. Từng chi tiết ấy đều được biến hoá để đạt được độ hoàn hảo cao nhất. Vì thế, những đại gia có tiền thường rất thích lựa chọn nội thất luxury để thể hiện phong cách cũng như sở thích riêng của mình. Màu sắc trong thiết kế nội thất phong cách Luxury Đối với các thiết kế khác, màu sắc thiết kế có thể dựa vào sự hoà hợp giữa nội thất, ngoại thất hoặc các yếu tố đơn khác. Tuy nhiên, trong thiết kế nội thất phong cách Luxury, kiến trúc sư cần phải có cái nhìn bao quát trong tất cả chi tiết, để tạo ra được thiết kế đồng nhất trong khối toàn diện. Đồng thời toát lên vẻ đẳng cấp riêng biệt. Màu sắc đối Luxury thường không cố định và không giới hạn sự phá cách. Chất liệu sử dụng trong thi công Thực sự khi nhắc đến từ Luxury ắt hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến những chất liệu cao cấp, đắt đỏ và hiếm thấy. Những nguyên vật liệu được sử dụng để chế tác nội thất trong phong cách thiết kế Luxury đều để bậc thượng lưu sử dụng. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của đồ nội thất được làm bằng: Composite, kim loại mạ vàng, gỗ tự nhiên cao cấp, đá cẩm thạch,… xa xỉ. Nội thất trong công trình luxury là gì? Các vật liệu nội thất được chọn lựa để sử dụng là những đồ cao cấp và độc đáo nhất, kèm theo là giá thành đắt đỏ. Bạn có thể sẽ bị choáng ngợp bởi những đồ nội thất, vật dụng được dát vàng hoặc làm từ những loại gỗ cao cấp bậc nhất hiện nay. Độ tinh xảo trong thiết kế Trong không gian nội thất Luxury, những chi tiết nhỏ như đường chỉ phào, họa tiết, hoa văn,… đã đạt đến mức độ tinh xảo tuyệt đối. Những chi tiết nhỏ không chỉ đơn thuần là sự trang trí, sắp xếp có chọn lọc mà nó còn phải phối hợp với nhau sao cho hài hòa, tương xứng với tổng thể, đem đến vẻ đẹp xa hoa, tráng lệ cho không gian nội thất.
Phong cách Tân cổ điển Trong suốt thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, phong cách nội thất tân cổ điển (Neo-Classical Interior) đã phát triển và thống trị toàn bộ kiến trúc ở Châu Âu. Tân cổ điển chú trọng nhiều đến sự đơn giản, cân đối trong các đường nét thiết kế. Tuy nhiên, chúng vẫn mang lại cho căn hộ một vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng, đầy quý phái từ năm này sang năm khác. Kiến trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng và tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của Rococo. Về công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn. Kiến trúc tân cổ điển vẫn được thiết kế cho đến ngày nay, nhưng có thể được gắn nhãn là kiến trúc cổ điển mới cho các tòa nhà hiện đại. Những đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển Nhắc đến phong cách tân cổ điển không thể nào không nhắc đến 4 yếu tố quan trọng, góp phần cấu thành nên phong cách tuyệt mỹ này, gồm: không gian, màu sắc, hoa văn họa tiết và chất liệu. Không gian sang trọng Việc phân chia không gian theo từng mảng, ô tuân theo quy tắc “tỷ lệ vàng” là điều kiện tiên quyết trong thiết kế nội thất phong cách tân cổ điển. Màu sắc quý phái Màu sắc được sử dụng nhiều trong phong cách thiết kế tân cổ điển là màu xám, màu đen, đỏ booc-đô, rêu,… Tất cả đều là các màu tối, được cho là màu của vua chúa quý tộc thời xưa. Bên cạnh đó, có một số màu sáng được ưa chuộng nhưng chưa được dùng nhiều trong các thiết kế như: màu kem, màu trắng,… Họa tiết, hoa văn cầu kỳ Các họa tiết, hoa văn được chú trọng nhiều trong thiết kế nội thất tân cổ điển bởi nó là nhân tố tạo nên sự nhẹ nhàng, mềm mại cho “tổ ấm” của bạn. Tùy vào mục đích bạn trang trí mà các hoa văn, họa tiết này được chăm chút tinh xảo, kỹ càng trong các đường nét. Chất liệu cao cấp Những chất liệu thường sử dụng trong thiết kế nội thất theo phong cách tân cổ điển là đá hoa cương, gỗ, da. Các loại chất liệu cao cấp này được chế tác khá cầu kỳ, sáng bóng, giúp cho không gian sống của bạn tỏa sáng. Đồ nội thất của phong cách tân cổ điển không quá nặng nề như bạn nghĩ. Chúng có thể phù hợp với cả những căn hộ có diện tích khiêm tốn mà vẫn giữ được nét sang trọng, lộng lẫy.
Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương): sự giao thoa bản sắc Phong cách thiết kế Indochine là sự hòa trộn giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Indochine được lấy cảm hứng từ những nguyên liệu cổ kính truyền thống trong kiến trúc Á Đông. Các kiến trúc sư người Pháp đã hòa trộn cùng các đường nét hiện đại, lãng mạn trong phong cách Tân cổ điển. Sự kết hợp hai trường phái trái ngược nhau đã tạo nên một chiều hướng nghệ thuật độc đáo. Chúng không những không gây nên sự tương phản mà còn bổ trợ lẫn nhau nhằm tôn lên vẻ đẹp riêng biệt của Indochine. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Bản giao hưởng Đông-Tây tạo nên nét độc đáo của nội thất Đông Dương Dựa trên những giá trị sẵn có của kiến trúc châu Âu, phong cách thiết kế Đông Dương đã tạo nên bản giao hưởng nội thất Đông – Tây xuất sắc. Vẻ đẹp sang trọng, lãng mạn của Pháp được tái hiện qua những đường chỉ nổi trên cột và tường hay thi công nội thất đèn chùm sang trọng,… Khi gặp gỡ cùng nét truyền thống, mộc mạc của Việt Nam đã mở ra một không gian vừa hiện đại, quý phái vừa thân thuộc, gần gũi. Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử. Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, …trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao. Màu sắc và bảng màu chủ đạo Trong phong cách thiết kế Indochine, màu vàng được xem là màu sắc chủ đạo. Bởi gam màu này thể hiện sự vương giả, sang trọng và được dùng trong dinh thự của vua chúa thời xưa. Có nhiều công trình nổi tiếng theo phong cách Đông Dương sử dụng màu vàng trong thiết kế. Tiêu biểu phải kể đến Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Hà Nội,… Đây đều là những công trình mang tính biểu tượng cho kiến trúc Indochine. Bên cạnh đó, các tông màu trắng, trắng kem, vàng cam,… cũng được đưa vào trong cách thiết kế Indochine. Và không thể thiếu những màu sắc đặc trưng của nội thất Đông Dương. Có thể kể đến như màu nâu của gỗ, màu vàng nhạt của tre nứa, màu gạch nung,… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh gần gũi, thân thuộc. Chất liệu sử dụng Phong cách thiết kế Indochine được hình thành nên từ những vật liệu mang đậm chất truyền thống của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam có gỗ, tre, nứa và gạch bông là vật liệu xuyên suốt trong không gian nhà ở. Nhờ vào kết cấu chắc chắn, gỗ được dùng để làm cửa, sàn nhà hay những món đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ. Bên cạnh đó những món đồ trang trí chạm khắc bằng gỗ cũng được ưa chuộng. Còn đối với tre nứa có khả năng chống mối mọt tốt nên được dùng làm đồ trang trí, bàn ghế phụ. Trong nội thất Đông Dương, người ta sử dụng gạch bông thay vì gạch men thông thường. Nó được ứng dụng để làm lát sàn hoặc ốp tường trang trí. Nhờ đó tính thẩm mỹ của không gian được nâng lên. Hoa văn và họa tiết sử dụng Các kiến trúc sư đã kết hợp các chi tiết trong kiến trúc Pháp và họa tiết truyền thống bản địa để tạo nên không gian tinh tế, gần gũi. Phong cách thiết kế Đông Dương ưa chuộng những họa tiết hình chữ nhật hay tĩnh vật đơn giản. Những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá cũng được sử dụng trong phong cách này. Các họa tiết hoa văn này đã trở thành biểu tượng của phong cách Indochine, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc này.àm lát sàn hoặc ốp tường trang trí. Nhờ đó tính thẩm mỹ của không gian được nâng lên. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam Phong cách kiến trúc Indochine được biến tấu để phù hợp với văn hóa của từng quốc gia. Tại Việt Nam, những bức tượng phật, phù điêu, tượng tròn truyền thống là món đồ trang trí không thể thiếu. Chúng được chạm khắc một cách tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật của người thợ chế tác phải đạt đến trình độ cao. Đảm bảo được nét đẹp sắc sảo của đồ vật nhưng không được quá rườm rà. Đồ nội thất Đồ nội thất trong phong cách thiết kế Indochine thường mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Những chiếc phản, sập gụ hay bình phong là đại diện cho sự tác động của nét đẹp truyền thống lên kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, sự cách tân trong thiết kế phương Tây cũng được tận dụng tối đa. Phong cách thiết kế Indochine vẫn luôn được xem là một tượng đài của ngành kiến trúc. Các công trình ứng dụng lối thiết kế đặc sắc này mang giá trị cao về cả tính thẩm mỹ lẫn kết cấu. Đó là lý do giúp phong cách Indochine trường tồn mãi theo thời gian.
Phong cách Japandi Phong cách Japandi là sự kết tinh giữa những nét đặc sắc nhất của hai phong cách: Nhật Bản trang nhã, tinh tế và Scandinavian lịch lãm, hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này tạo thành phong cách Japandi ấm áp, và thoải mái so với phong cách tối giản trước đây. Phong cách Japandi đơn giản là một phong cách hỗn hợp. Tên gọi “Japandi” chính là từ được ghép từ tên 2 phong cách tạo ra nó bao gồm Japanese (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu). Không hề khó hiểu tại sao các nhà thiết kế lại kết hợp hai phong cách này bởi mặc dù chúng có những khía cạnh khác nhau nhưng lại mang những nguyên tắc tương tự nhau. Scandinavian mang trong mình hơi hướng nhẹ nhàng, sang trọng nhưng hết sức đơn giản. Còn phong cách Nhật Bản thì luôn gắn liền với chủ nghĩa đơn giản và khổ hạnh (asceticism). Vì thế cả hai đều hướng tới sự đơn giản, công năng của nội thất hơn là trang trí. Những điểm tương đồng với phong cách Nhật Bản và Scandinavian Phong cách Japandi vô cùng hoàn hảo khi được sở hữu điểm tương đồng của 2 phong cách: đơn giản, không sử dụng nhiều đồ nội thất nhưng mỗi loại đều có công năng cao và nhiều điểm nhấn ấn tượng. Chính điều này đã hội tụ đủ các yếu tố cần có của một nội thất văn phòng hiện đại. Hơn nữa bản chất của phong cách Nhật Bản và Scandinavian đều hướng đến những chất liệu chân thật và ánh sáng tự nhiên. Các chất liệu như vải gỗ hay đất sét sẽ không được xử lý quá nhiều, để giữ nguyên nét đẹp thuần, dung dị, tự nhiên. Đặc biệt trong nhà sẽ không chứa quá nhiều nội thất nhằm đảm bảo sự thông thoáng. Ngoài ra, vẻ đẹp của bảng màu gần gũi thiên nhiên sẽ tạo ra sự dễ chịu, mang lại cảm giác thanh thản, bình yên cho gia chủ. Những điểm tạo nên khác biệt Phong cách Scandinavian sử dụng đồ nội thất với bề ngoài trau chuốt, được tạo nên từ những đường bo uốn cong, khung vành thanh nhỏ cùng chất liệu mềm mại, ấm áp và gam màu chính thường thấy là pastel hoặc màu lặng. Scandinavian thường sử dụng một số chất liệu như linen, vải bố, sắt hay gỗ sáng màu ( gỗ tếch, sồi hoặc bu-lô). Phong cách Nhật Bản lại ưa chuộng những gam màu đậm đà như màu đen hay màu gỗ thẫm, cùng những vật liệu quen thuộc như gốm thô mộc hay cói. Những đặc điểm của phong cách thiết kế Japandi Không gian ánh sáng với điểm nhấn màu đen Điều làm nên sự khác biệt của phong cách Japandi với phong cách Scandinavian chính là sự mạnh mẽ đến từ những mảng màu đen kết hợp với ánh sáng tự nhiên. Các đồ nội thất màu sáng sẽ được mix match với các món đồ nội thất màu đen theo tỷ lệ 70-30, vừa tạo ra vẻ ngoài yên bình mà cũng thật bí ẩn. Mang những đường nét hữu cơ Nội thất của phong cách Japandi là sự cân bằng giữa hai thái cực: một bên là phong cách Nhật Bản bình dị, đơn giản, bên kia là phong cách Scandinavian tinh tế và trau chuốt. Chúng thường sẽ là những phiến gỗ dày dặn, với những đường nét hữu cơ không quá thanh mảnh làm gợi lên sự bình dị và phóng khoáng. Japandi sẽ hạn chế những nét vuốt không chút khuyết điểm của Scandinavian, thay vào đó thêm vào những đường cong, lồi lõm, tạo cảm giác chân thực hơn rất nhiều. Màu nền nhẹ nhàng Phong cách Japandi sẽ không thường sử dụng những mảng màu pastel ngọt ngào, thay vào đó nó xây dựng cảm giác bình lặng, trưởng thành hơn bên những bảng màu tông gỗ và tông đất. Bạn nên tránh những màu mang sắc thái đáng yêu như hồng hay cam, vì nó có thể phá vỡ khí chất thanh lịch và điềm đạm mà Japandi xây dựng. Đồ nội thất: sự kết hợp giữa 2 phong cách Mặc dù đồ nội thất của 2 phong cách có sự khác biệt bởi: đồ nội thất Scandinavian thường được làm từ gỗ sáng. Còn đồ nội thất Nhật Bản thì thường là đồ gỗ được sơn hay phủ màu giúp chúng trở nên tao nhã. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, sự kết hợp giữa 2 phong cách này lại trở nên hài hòa không tưởng đấy. Hãy thoải mái sử dụng và sáng tạo theo sở thích của bạn và nhớ kết hợp chúng tinh tế với nhau nhé. Đồ trang trí đậm phong cách Nhật Bản Tất nhiên phong cách Japandi sẽ không thể nào trở nên hoàn hảo nếu thiếu những điểm nhấn mà xứ sở mặt trời mọc đem lại. Những món trang trí đặc sắc như đèn treo giấy xếp nếp, tủ ghế có mặt lưới đậm chất phương Đông, đồ gốm có thiết kế mộc, tranh màu tối đơn giản hay những bình hoa cầm với một nhánh cây đơn sơ,… sẽ tạo nên không gian với sức hút độc đáo, khiến bạn không thể nào rời mắt. Tạo không gian thoải mái với thiên nhiên Văn hóa Nhật bản rất xem trọng hơi thở của tự nhiên nên khi áp dụng vào trang trí nội thất bạn nên tránh, và tiết chế số lượng vật dụng sử dụng. Đồ đạc không nếp xếp chồng lên nhau dày đặc mà nên để thông thoáng, đảm bảo có đủ chỗ trống bên trong căn phòng. Bạn không nên sử dụng những vật quá dày, nên ưu tiên những nội thất chất liệu mỏng, những vật có bề mặt thô với các quãng hở xuyên thấu giúp ánh nắng tự nhiên có thể dễ dàng len lỏi vào từng góc trong nhà. Cây xanh cũng là một điểm nhấn chủ đạo không thể bỏ qua của phong cách Japandi, bạn không cần phải sử dụng quá nhiều cây xanh mà chỉ nên chọn những loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh để nhấn mạnh khí chất dịu dàng nhã nhặn của phong cách Nhật Bản.
Phong cách Classic là phong cách tạo sự đột phá trong các thiết kế cổ kính truyền thống từ thời xưa, khác với phong cách cổ điển theo các thiết kế hoa văn cầu kỳ của châu Âu mà từ trước đến nay mọi người vẫn đang hiểu nhầm. Phong cách chỉ mang hơi hướng và tổng hợp những nét đẹp từ các thiết kế cổ kính xa xưa, kết hợp thêm những chi tiết hiện đại để tạo nên sự nhẹ nhàng, thanh lịch cho không gian thiết kế. Trong phong cách thiết kế nội thất classic, yếu tố được chú trọng nhất chính là tính đối xứng. Nếu bước vào một không gian được thiết kế theo phong cách nội thất classic, bạn sẽ nhìn thấy được sự sắp xếp cân đối và đẹp đến hoàn hảo. Đối xứng chính là nếu bạn chia phòng thành 2 phần thì mỗi bên sẽ sở hữu các thiết kế giống hệt bên còn lại theo từng bức tường hay tone màu.