Điện thoại: 0858.999.555
Giờ làm việc: 8h30 - 17h30 (Thứ hai - Thứ 7)

Phong cách thiết kế Indochine là sự hòa trộn giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Indochine được lấy cảm hứng từ những nguyên liệu cổ kính truyền thống trong kiến trúc Á Đông. Các kiến trúc sư người Pháp đã hòa trộn cùng các đường nét hiện đại, lãng mạn trong phong cách Tân cổ điển. Sự kết hợp hai trường phái trái ngược nhau đã tạo nên một chiều hướng nghệ thuật độc đáo. Chúng không những không gây nên sự tương phản mà còn bổ trợ lẫn nhau nhằm tôn lên vẻ đẹp riêng biệt của Indochine.

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Bản giao hưởng Đông-Tây tạo nên nét độc đáo của nội thất Đông Dương

Dựa trên những giá trị sẵn có của kiến trúc châu Âu, phong cách thiết kế Đông Dương đã tạo nên bản giao hưởng nội thất Đông – Tây xuất sắc. Vẻ đẹp sang trọng, lãng mạn của Pháp được tái hiện qua những đường chỉ nổi trên cột và tường hay thi công nội thất đèn chùm sang trọng,… Khi gặp gỡ cùng nét truyền thống, mộc mạc của Việt Nam đã mở ra một không gian vừa hiện đại, quý phái vừa thân thuộc, gần gũi.

Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.

Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế. Ngoài ra sự kết hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách nội thất hiện đại châu Âu cách tân của Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, …trong phong cách này mang tính thẩm mỹ vô cùng cao.

Màu sắc và bảng màu chủ đạo

Trong phong cách thiết kế Indochine, màu vàng được xem là màu sắc chủ đạo. Bởi gam màu này thể hiện sự vương giả, sang trọng và được dùng trong dinh thự của vua chúa thời xưa. Có nhiều công trình nổi tiếng theo phong cách Đông Dương sử dụng màu vàng trong thiết kế. Tiêu biểu phải kể đến Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Nhà hát lớn Hà Nội,… Đây đều là những công trình mang tính biểu tượng cho kiến trúc Indochine.

Bên cạnh đó, các tông màu trắng, trắng kem, vàng cam,… cũng được đưa vào trong cách thiết kế Indochine. Và không thể thiếu những màu sắc đặc trưng của nội thất Đông Dương. Có thể kể đến như màu nâu của gỗ, màu vàng nhạt của tre nứa, màu gạch nung,… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh gần gũi, thân thuộc.

Chất liệu sử dụng

Phong cách thiết kế Indochine được hình thành nên từ những vật liệu mang đậm chất truyền thống của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam có gỗ, tre, nứa và gạch bông là vật liệu xuyên suốt trong không gian nhà ở. Nhờ vào kết cấu chắc chắn, gỗ được dùng để làm cửa, sàn nhà hay những món đồ nội thất lớn như bàn ghế, tủ.

Bên cạnh đó những món đồ trang trí chạm khắc bằng gỗ cũng được ưa chuộng. Còn đối với tre nứa có khả năng chống mối mọt tốt nên được dùng làm đồ trang trí, bàn ghế phụ. Trong nội thất Đông Dương, người ta sử dụng gạch bông thay vì gạch men thông thường. Nó được ứng dụng để làm lát sàn hoặc ốp tường trang trí. Nhờ đó tính thẩm mỹ của không gian được nâng lên.

Hoa văn và họa tiết sử dụng

Các kiến trúc sư đã kết hợp các chi tiết trong kiến trúc Pháp và họa tiết truyền thống bản địa để tạo nên không gian tinh tế, gần gũi. Phong cách thiết kế Đông Dương ưa chuộng những họa tiết hình chữ nhật hay tĩnh vật đơn giản. Những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá cũng được sử dụng trong phong cách này. Các họa tiết hoa văn này đã trở thành biểu tượng của phong cách Indochine, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc này.àm lát sàn hoặc ốp tường trang trí. Nhờ đó tính thẩm mỹ của không gian được nâng lên.

Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

Phong cách kiến trúc Indochine được biến tấu để phù hợp với văn hóa của từng quốc gia. Tại Việt Nam, những bức tượng phật, phù điêu, tượng tròn truyền thống là món đồ trang trí không thể thiếu. Chúng được chạm khắc một cách tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật của người thợ chế tác phải đạt đến trình độ cao. Đảm bảo được nét đẹp sắc sảo của đồ vật nhưng không được quá rườm rà.

Đồ nội thất

Đồ nội thất trong phong cách thiết kế Indochine thường mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương. Những chiếc phản, sập gụ hay bình phong là đại diện cho sự tác động của nét đẹp truyền thống lên kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, sự cách tân trong thiết kế phương Tây cũng được tận dụng tối đa.

Phong cách thiết kế Indochine vẫn luôn được xem là một tượng đài của ngành kiến trúc. Các công trình ứng dụng lối thiết kế đặc sắc này mang giá trị cao về cả tính thẩm mỹ lẫn kết cấu. Đó là lý do giúp phong cách Indochine trường tồn mãi theo thời gian.